Self-Help Là Gì? Nên hay không nên đọc sách Self-Help

Tiện ích

Trong thời đại mới, “Self-help” là cụm từ nói về một hệ tư tưởng là con người đang ngày càng quan tâm đến sức khỏe tinh thần. Hơn thế nữa, nó còn là tên gọi của một thể loại sách mà bạn có thể bắt gặp ở nhiều nơi hơn bạn tưởng.

Cụm từ self help thực chất không còn mấy xa lạ với người Việt, đặc biệt là các thế hệ trẻ thuộc Gen Z hoặc cuối Gen Y.

Vậy self help là gì?

Về cơ bản, self help có nghĩa là tự lực hoặc tự phát triển, tự giúp đỡ bản thân. Trên cơ sở tâm lý học, một cách gọi khác của cụm từ này là self-improvement, chỉ hành động tự phát triển chính mình về phương diện trí tuệ, kinh tế, hoặc tình cảm.

Vậy sách self help là gì? Self-help books là loại sách “tự lực” giúp người đọc rèn luyện kỹ năng qua những điều được viết trong sách, từ đó tự phát triển và hoàn thiện bản thân.

Những điều được chia sẻ có thể là mẩu truyện ngắn hay triết lý đến từ kinh nghiệm và đúc kết của tác giả. Loại sách này mang ý nghĩa cao quý giúp độc giả tự ngẫm ra các bài học và rút ra các bài học riêng cho vấn đề của mình.

Sách self-help có 5 thể loại chính

  1. Step-by-step book: sách hướng dẫn các bước làm từ A-Z
  2. Progression book: sách phát triển các loại kỹ năng mềm
  3. Recovery book: sách giúp người đọc chữa lành vết thương thể chất và tinh thần
  4. Component-based book: sách hướng dẫn người đọc đối mặt với các vấn đề phức tạp trong cuộc sống
  5. Exercise book: sách dựa trên việc đưa một cá nhân tới kết qua cuối cùng theo bộ kỹ năng hoặc quy trình tất yếu

Self help trong thế giới hiện đại

Trong các mối quan hệ từ xã hội đến người thân trong gia đình…v.v., nhất cử nhất động trong cuộc sống đều có ảnh hưởng tới quá trình phát triển bản thân của một người. Ngày càng nhiều người có nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của sức khoẻ tinh thần trong cuộc sống.

Đây là lý do mà các nội dung về chữa lành tâm hồn và phát triển bản thân ngày càng được tìm đọc nhiều. Cũng từ đó mà ngành kinh doanh sách self-help hiện tại là ngành công nghiệp có trị giá hàng tỷ đô la. Chỉ trên Amazon.com, mục self-help book cũng sở hữu hơn 417 nghìn lượt tìm kiếm.

Trung bình một người Việt Nam hiện nay đọc 4 quyển sách trong 1 năm, ít hơn các nước như Singapore, Malaysia và Nhật Bản lần lượt có các con số 14, và 10, và 20. Dù so với các nước khá, xu hướng đọc sách ở Việt Nam chưa cao nhưng các đầu sách self help vẫn luôn được ưa chuộng. Và đây là tín hiệu khá đáng mừng.

Không chỉ các đầu sách từ tác giả Việt Nam mà các tác giá nước ngoài cũng rất có ảnh hưởng. Một ví dụ điển hình chính là “Đắc Nhân Tâm” của tác giả Dale Carnegie.

Sách self help: có ích hay phi lý?

Sách tự lực chia sẻ quan niệm sống tích cực, tiếp thêm động lực theo đuổi mục tiêu và đam mê, trau dồi các kỹ năng sống. Vậy những tranh cãi xoay quanh self-help là gì?

Một nhóm cộng đồng người đọc và “reviewer” lên án rằng sách self help gây ảo tưởng sức mạnh cho người đọc. Khi đọc sách này, người đọc có thể cảm thấy mình là một phần trong câu chuyện với cái kết quá mỹ mãn giữa một cuộc sống khắc nghiệt ở hiện tại.

Dù vậy, chỉ một bộ phận người đọc cho phản hồi sách self-help phi lý là ý kiến khá chủ quan. Chưa kể một số người có thể đã vận dụng sai loại sách này.

Một người nếu muốn đạt được mục tiêu của bản thân còn cần các yếu tố khác như thay đổi theo một cách tích cực, cố gắng nhiều hơn, đặt ra mục tiêu lớn hơn. Các mẹo về tự lực chỉ là một trong các phương tiện để giúp bạn cố gắng.

Chẳng hạn, nếu bạn đọc sách về thói quen của người thành công hoặc sự khác biệt giữa người thành công và thất bại. Nhưng bạn vẫn tiếp tục không tìm cách học tập hay thử áp dụng nó vào thực tiễn, thì có đọc mãi bạn cũng khó có thể phát triển toàn diện.

Suy cho cùng, sách tự lực vẫn đáng đọc vì nó có đem lại năng lượng tích cực và các bài học hữu ích cho người đọc.

Cách đọc sách self-help hiệu quả

Đọc sách đã là một thói quen tốt. Nhưng cách áp dụng hiệu quả nhất cho self-help là gì?

1. Đọc có chọn lọc

Đọc sách self-help là để bạn hiểu và có tư duy phản biện. Từ những điều viết trong sách, bạn có thể chọn ra những điều đúng hoặc sai với bản thân bạn, vì đó là những quan điểm riêng của tác giả.

Hãy giữ tinh thần đón nhận mở mang và cái nhìn đa chiều để có thể đón nhận các ý kiến một cách toàn diện nhất.

2. Thực hành kiến thức thành thực tiễn

Mục đích của mỗi người khi tìm đến sách self help chắc chắn không giống nhau. Có người tìm đến những lời giải đáp khi họ gặp khúc mắc, có người tìm cách chữa lành những tổn thương từ các mối quan hệ độc hại.

Và điểm chung của sách self help là chúng có những lời khuyên thực tiễn mà bạn có thể thực hiện, dù mục tiêu của bạn khi tìm đến chúng là gì.

Khi đã đọc và tìm được cuốn sách tâm đắc của mình, bạn nên ghi chú lại từ những thứ bạn đã đọc hiểu được, lên kế hoạch và hành động. Đừng chỉ ngồi đó mơ mộng và chờ phép màu tự tìm đến với mình.

3. “Tiêu hóa” kĩ nội dung và có mục đích

Trừ phi tác giả có hướng dẫn đặc biệt nào đó, bạn hãy dành thời gian đọc từ đầu đến cuối cuốn sách. Và hãy đảm bảm bạn tập trung hết sức có thể và không bị xao nhãng.

4. Ghi chú lại quá trình
Khi bạn đã bắt đầu lồng ghép những lời khuyên của cuốn sách vào cuộc sống hàng ngày, bạn chắc chắn sẽ muốn ghi lại trải nghiệm đó.

Bạn có thể viết ra bất kỳ suy nghĩ hoặc cảm xúc nào mà bạn có vào thời điểm đó, liệu bạn có thành công trong việc mình đang làm hay không, và lý do tại sao hoặc tại sao không.

Ngay cả khi đó là những suy nghĩ và cảm giác không mấy tích cực như nghi ngờ hoặc mất niềm tin vào bản thân, bạn cũng sẽ dần vượt qua được nó. Và cảm giác khi đọc lại những ghi chú này khi bạn đã hoàn thành được mục tiêu sẽ rất đặc biệt.